A. LỜI NGỎ
Kính thưa các quý vị!
Lời đầu tiên, chúng tôi chân thành gửi đến quý vị lời kính chúc sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống!
Kính thưa các quý vị!
Trong mỗi chúng ta ai cũng từng có một tuổi thơ, được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè và thầy cô giáo, được lớn lên trong niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn có những mảnh đời bất hạnh, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của trẻ em, thanh niên bị khuyết tật, bị nhiễm HIV. Vì thế, họ khó có thể hòa nhập được với cộng đồng, khó có cơ hội được học tập, được trau dồi kiến thức như mọi người.
Họ luôn ấp ủ những ước mơ, những khao khát được sống, được vươn lên để có thể hoàn thiện mình, có thể đóng góp một phần nhỏ sức lực của mình cho xã hội. Họ đang rất cần những bàn tay yêu thương, giúp đỡ; cần sự sẻ chia, đùm bọc từ cộng đồng.
Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina, nhóm tình nguyện Hope For Tomorrow (H4T), CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai đã và đang thực hiện các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ những trẻ em, thanh niên khuyết tật, nhiễm HIV; trong đó có dự án “Thư viện cộng đồng”. Đây là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức có lòng hảo tâm, mong muốn đóng góp, chia sẻ một phần nhỏ vật chất và tinh thần của mình nhằm chia sẻ, giúp đỡ những người khuyết tật, những người nhiễm HIV có cơ hội tiếp cận với nền tri thức nhân loại, giúp họ có thể tự tin vào bản thân, hoàn thiện mình, và vươn lên để cùng hoàn nhập với cuộc sống tươi đẹp.
Vì những mong muốn vô cùng thiết thực đó, Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina, Nhóm tình nguyện Hope For Tomorrow (H4T), CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai tha thiết kêu gọi tất cả mọi người, những tấm lòng vàng, những trái tim đôn hậu, hãy chung tay cùng với chúng tôi để triển khai dự án “Thư viện cộng đồng” dành cho những người khuyết tật, những người nhiễm HIV, trên địa bàn quận Hoàng Mai. Trên cơ sở dự án “Thư viện cộng đồng” tại quận Hoàng Mai có thể trong những năm tới sẽ nhân rộng mô hình này tại các địa bàn khác của thành phố Hà Nội.
Chúng tôi rất mong nhận được sự động viên khuyến khích của Quý vị bằng việc hưởng ứng, quyên góp, ủng hộ dưới các hình thức sau đây:
1. Quyên góp ủng hộ sách, báo các thể loại giành cho trẻ em và thanh niên.
2. Quyên góp ủng hộ tiền hoặc các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động của thư viện như: bàn, ghế, giá sách, các thiết bị điện, điện tử, máy tính và các đồ dùng văn phòng khác…
Chúng tôi tha thiết mong mỏi các tập thể, cá nhân, có lòng hảo tâm, có tinh thần vì cộng đồng cao cả cùng tham gia ủng hộ chương trình đầy tính nhân văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
B. THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH
- 1. Thực trạng đọc sách của Việt Nam hiện nay
Trước khi có các phương tiện đại chúng như: truyền hình, phim ảnh, internet,…thì sách là con đường tốt nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Sách là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội,… Sách làm ta thấy thoải mái và yêu đời hơn; đưa ta vượt thời gian, không gian để tìm hiểu lịch sử hay khám phá những ý tưởng, phát minh mới; sách giúp ta tìm ra giá trị bản thân và chắp cánh cho những ước mơ. Văn hóa đọc, nhất là văn hóa đọc có tổ chức (phòng đọc, thư viện…) là rất cần cho cộng đồng, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm 3 phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ở các nước tiên tiến, người ta dạy trẻ em những điều này ngay từ khi chúng còn nhỏ, liên tục cho đến khi lên đến đại học để hình thành cho chúng thói quen đọc sách từ rất sớm.
Tại Việt Nam, văn hóa đọc cũng có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, xã hội ngày càng bận rộn, nhịp sống căng thẳng đòi hỏi con người phải cập nhật thông tin nhanh hơn, trong khi đó việc đọc sách đòi hỏi sự tập trung cao độ và phải có thời gian để hiểu, suy ngẫm. Chính điều này đã trở thành một vấn đề lớn: mọi người chỉ đọc lướt qua với tốc độ cao nên tuy kiến thức được tăng lên về lượng những lại thiếu chiều sâu. Nói một cách khác, chúng ta tưởng rằng chúng ta đã hiểu biết nhưng thực chất chúng ta mới chỉ chạm đến bề nổi của kiến thức chứ chưa hiểu đựợc bản chất của vấn đề. Hiện tượng đáng buồn này ngày càng lan rộng trong xã hội và kéo dài.
Do vậy, mở rộng thêm thư viện là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng trên và công việc này cần có sự phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể và người dân.
- 2. Thực trạng đọc sách của người yếu thế
Đối với những người yếu thế, văn hóa đọc lại càng cần thiết bởi họ thường có cuộc sống không trọn vẹn và đầy đủ như những người không yếu thế, họ ít có cơ hội tiếp xúc với xã hội, khả năng tiếp cận với tri thức cũng bị hạn chế rất nhiều. Do vậy, sách báo sẽ là phương tiện quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức cho họ. Ở Việt Nam và trên thế giới còn có rất nhiều tấm gương về người yếu thế với ý chí kiên cường đã phấn đấu trở thành những nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà văn hóa, nhà thơ, nhạc sĩ nổi danh. Văn hóa đọc với người yếu thế có tác dụng thiết thực, giúp cho họ có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa và năng lực nhận thức. Trên cơ sở đó, họ dễ dàng nắm bắt kiến thức về phục hồi chức năng, học nghề, tìm việc làm, ứng dụng kỹ thuật, tự làm kinh tế,… Như thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, lên 4 tuổi, thầy bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của thầy chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và thầy đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Thầy được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. 1.500 buổi nói chuyện tại các THCS, THPT, THCN, cao đẳng, đại học trong cả nước là một con số mà nhiều người thầy “nằm mơ” cũng không thấy.
Nước ta hiện có rất nhiều Trung tâm, đơn vị nuôi dưỡng, dạy học, dạy nghề cho những người yếu thế nhưng hầu hết các đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn trong công tác nuôi dưỡng, dạy nghề, tạo việc làm cho những người yếu thế và chưa có điều kiện nghĩ đến việc xây dựng phòng đọc cho họ.
Với tác dụng lớn lao của văn hóa đọc đối với những người yếu thế, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trên cả nước trong công tác xây dựng phòng đọc sách cho các đối tượng này. Mong rằng cộng đồng xã hội sẽ hưởng ứng tham gia để công việc tuy khó khăn nhưng đầy hữu ích này trở thành hiện thực.
C. CHI TIẾT DỰ ÁN
– Tên dự án: Thư viện cộng đồng
– Địa điểm thực hiện dự án: Hội NKT quận Hoàng Mai – Nhà B – Khu đô thị Đền Lừ – Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai – Hà Nội.
– Thời gian thực hiện: Bắt đầu xây dựng đề cương dự án từ 5/2013
– Đơn vị đồng thực hiện: + Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina.
+ Nhóm tình nguyện Hope For Tomorrow.
+ CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai.
– Đơn vị quản lý trực tiếp: CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai.
– Đơn vị phối hợp: + UBND quận Hoàng Mai;
+ Hội liên hiệp thanh niên quận Hoàng Mai;
+ Công ty CP Sách Truyền thống Hà Nội;
– Đơn vị truyền thông: + Đài truyền hình Việt Nam;
+ Đài tiếng nói Việt Nam VOV;
+ Đài Kỹ thuật số VTC;
+ Đài PT&TH Hà Nội;
+ Báo Tuổi trẻ;
1. Mục tiêu và hoạt động
Mục tiêu của chương trình : Xây dựng được một thư viện cộng đồng và thông qua đó, tạo một môi trường lành mạnh phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của người khuyết tật, người bị nhiễm HIV tại Hà Nội nói chung và tại quận Hoàng Mai nói riêng.
Với mục tiêu đó, các mục đích cụ thể là:
1. Hiểu rõ về môi trường sống và hoàn cảnh riêng của trẻ em và thanh niên bị khuyết tật và bị nhiễm HIV.
2. Giáo dục về kiến thức văn hóa, kỹ năng sống cho trẻ em, thanh niên bị khuyết tật và bị nhiễm HIV.
Nội dung của chương trình dựa trên 2 mục đích này. Trong đó, các hoạt động dựa trên mục đích 1 với các bản báo cáo tổng kết định kỳ sẽ cung cấp những thông tin nền tảng, phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện mục đích 2. Như vậy, mục đích 2 với toàn bộ nội dung của nó là trọng tâm của chương trình.
2. Về tài chính và vật lực:
Nguồn tài lực, vật lực dùng để xây dựng thư viện là do Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina, nhóm tình nguyện H4T và CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai tiến hành quyên góp kêu gọi sự ủng hộ từ các cá nhân, các nhà hảo tâm quan tâm tới hoạt động của các đơn vị trên.
2.1. Quản lý tài chính và các nguồn vật chất quyên góp được do CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai quản lý, vận hành và báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Ban quản lý dự án.
2.2. Việc giám sát tài chính và nguồn vật chất của thư viện do Ban quản lý dự án thực hiện. Ban này do các đơn vị đồng xây dựng dự án thành lập.
3. Các hoạt động cơ bản đã và đang thực hiện:
– Khảo sát tình hình đọc sách của đối tượng người yếu thế trong địa bàn Hà Nội.
– Phát động phong trào quyên góp sách cho thư viện.
– Chuẩn bị địa điểm đặt thư viện, thực hiện các công việc chuẩn bị khai trương thư viện.
– Mở các lớp học về văn hóa, tiếng anh, kỹ năng sống cho nhóm người yếu thế.
4. Dự kiến về các tác động của dự án “Thư viện cộng đồng”:
4.1. Về Xã hội
– Người yếu thế ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của bản thân; tự tin, tích cực trong cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.
– Góp phần đảm bảo một tương lai khoẻ mạnh và tích cực của nhóm người khuyết tật, yếu thế.
– Nâng cao nhận thức của xã hội về việc chăm sóc giúp đỡ cho người yếu thế có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trẻ em nói riêng.
4.2. Về Giáo dục
– Cung cấp kiến thức và kỹ năng sống cho người yếu thế.
– Nhận thức đầy đủ của xã hội về các hoạt động chăm sóc cho người yếu thế và cộng đồng.
– Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân đơn vị với người yếu thế và cộng đồng.
4.3. Khả năng nhân rộng:
Dự án hoàn toàn có khả năng nhân rộng ở các địa phương và các tổ chức khác, vì đây là 1 mô hình đơn giản, dễ thực hiện và thiết thực. Các câu lạc bộ, các nhóm, tổ chức xã hội có thể dễ dàng áp dụng.
D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
· I. Nội dung triển khai.
Thời gian | Các hoạt động chính | Nội dung | Kết quả |
Tháng 5-7/2013 |
Khảo sát và đánh giá chung về đối tượng người yếu thế | Khảo sát môi trường sống | Báo cáo tổng kết |
Khảo sát tình hình học tập của người yếu thế | |||
Khảo sát nhu cầu sách,truyện của người yếu thế | |||
Tháng 8/2013 |
Tạo nguồn tài liệu | Kêu gọi quyên góp sách truyện | Tạo nguồn tài liệu |
Trao đổi sách báo luân phiên với các dự án khác có cùng mục đích | |||
Bắt đầu từ tháng 8/2013 |
Hoạt động chính thức | Mở cửa thư viện cho mọi người vào đọc và mượn sách | Trau dồi kiến thức cho nhóm người yếu thế |
8-12/2013 |
Hoạt động đồng hành | Mở lớp dạy văn hóa | |
Mở lớp dạy nghề | |||
Mở lớp dạy kỹ năng sống |
II. Các hoạt động và nhiệm vụ chính.
Nhiệm vụ chínhCác công việc | Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina | Nhóm tình nguyện H4T | CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai |
Khảo và đánh giá chung về đối tượng người yếu thế | Tổng hợp tình hình khảo sát của nhóm H4T và CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai để lên kế hoạch triển khai, chuẩn bị nhân sự kết hợp giữa các bên để lập dự án dự trù kinh phí và cách thức hoạt động của thư viện. | Khảo sát tình hình thực tế môi trường sống, tình hình học tập và nhu cầu đọc sách, báo, truyện của trẻ em và người nhiễm HIV | Khảo sát tình hình thực tế môi trường sống, tình hình học tập và nhu cầu đọc sách, báo truyện của trẻ em và thanh niên bị khuyết tật. |
Tạo nguồn tài liệu | Liên hệ kêu gọi ủng hộ của các cá nhân, đơn vị sách | Liên hệ kêu gọi ủng hộ của các cá nhân, đơn vị sách | Liên hệ kêu gọi ủng hộ của các cá nhân, đơn vị sách |
Mở cửa thư viện cho người yếu thế đọc và mượn sách | + Lên kế hoạch chương trình+ Dự trù kinh phí tổ chức
+ Chuẩn bị nhân sự để tiến hành lập thư viện |
+ Phối hợp cùng CSDP HFVina để lên kế hoạch chương trình. | + Liên hệ mượn địa điểm tại Hội NKT quận Hoàng Mai.+ Liên hệ với các đơn vị CLB trực thuộc để xin hỗ trợ. |
Hoạt động đồng hành | + Chuẩn bị nhân sự để tổ chức lớp học;+ Cử cán bộ của trung tâm để dạy học | + Lên danh sách các trẻ em bị nhiễm HIV tham gia lớp học | + Lên danh sách các trẻ em bị khuyết tật tham gia lớp học |
E. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁCH DUY TRÌ DỰ ÁN
1. Đối tượng hưởng lợi từ dự án
– Người yếu thế của các địa bàn, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụ nữ bị khuyết tật và bị nhiễm HIV; tất cả mọi người có liên quan đến khuyết tật, nhiễm HIV, có hoàn cảnh khó khăn.
– Trẻ em, thanh niên trên địa bàn quận Hoàng Mai và TP Hà Nội.
– Tất cả mọi người quan tâm đến dự án này.
2. Việc duy trì kết quả dự án và trách nhiệm sau khi hoàn thành dự án của nhóm thực hiện
Ø Tiếp tục phát triển và mở rộng dự án
Ø Liên tục đánh giá các hoạt động và hiệu quả
Ø Tổ chức các lớp học văn hóa, tiếng anh và kỹ năng mềm cho những trẻ em, thanh niên bị nhiễm HIV và bị khuyết tật.
Ø Giúp đỡ các nhóm khác tổ chức chương trình
Ø Xin tài trợ của các tổ chức khác
F. NGÂN SÁCH DỰ ÁN
– Ước tính tổng kinh phí dự án= 27.636.000đ
Diện tích phòng là 5,1 x 7,06 m ~ 36 m2
STT |
Nội dung |
ĐVT |
SỐ LƯỢNG |
GIÁ THÀNH |
THÀNH TIỀN |
Giá sách (3.5×1.5×0.3 m; chia làm 20 ô sách) | Chiếc | 1 |
6.000.000 |
6.000.000 |
|
Sách | Quyển | Không hạn chế |
5.000.000 |
||
Bàn | Chiếc | 10 |
450.000 |
4.500.000 |
|
Ghế | Chiếc | 30 |
180.000 |
5.400.000 |
|
Giấy decan (để dán 1 mặt tường) | Tấm | 2 |
100.000 |
200.000 |
|
Phông treo để chống ẩm (5x5m) | M2 | 25 |
40.000 |
1.000.000 |
|
Bảng nội quy làm bằng mica(1×0.5m) | Chiếc | 1 |
500.000 |
500.000 |
|
Tranh ảnh trang trí | Chiếc | 4 |
150.000 |
600.000 |
|
1 bình hoa để ở bàn thủ thư | Bình | 1 |
100.000 |
100.000 |
|
Bình nước | Bình | 1 |
25.000 |
25.000 |
|
Cốc uống nước | Cốc | 6 |
10.000 |
60.000 |
|
Banner bên ngoài (2x1m) | M2 | 2 |
40.000 |
80.000 |
|
Banner trong phòng (3x1m) | M2 | 3 |
40.000 |
120.000 |
|
Quạt treo tường | Chiếc | 2 |
450.000 |
900.000 |
|
Cờ + ảnh Bác Hồ | Bộ | 1 |
100.000 |
100.000 |
|
Thẻ thư viện | Thẻ | 40 |
3.000 |
120.000 |
|
Sổ sách theo dõi | Sổ | 3 |
30.000 |
90.000 |
|
Tủ thuốc và dụng cụ y tế | Chiếc | 1 |
150.000 |
150.000 |
|
Kinh phí khai trương | Buổi | 1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
Hồ sơ | Bộ | 15 |
25.000 |
375.000 |
|
Tổng cộng |
26.320.000 |
||||
Chi phí phát sinh (5%) |
1.316.000 |
||||
Tổng cộng |
27.636.000 |
(Bằng chữ: Hai mươi bảy triệu, sáu trăm ba mươi sáu nghìn đồng)
F. Quyền lợi, nhiệm vụ của Nhà tài trợ
- Tham gia là Nhà tài trợ
Các tổ chức, đơn vị, công ty, các nhà hảo tâm quan tâm đến chương trình, có tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ những người yếu thế, hỗ trợ việc xây dựng Thư viện Cộng đồng hoặc có khả năng kinh tế đều có thể tham gia chương trình.
- Các hình thức tài trợ:
Có hai hình thức tài trợ là tài trợ tiền mặt và tài trợ hiện vật
Gói tài trợ |
Mức tài trợ | Số lượng Nhà tài trợ |
Nhà tài trợ Kim cương |
30.000.000 VND |
1 |
Nhà tài trợ Vàng |
25.000.000 VND |
1 |
Nhà tài trợ Bạc |
15.000.000 VND |
2 |
Nhà tài trợ Đồng |
10.000.000 VND |
3 |
Nhà hảo tâm, hiện vật |
Không giới hạn |
Không giới hạn |
- Cách thức thanh toán
Nhà tài trợ thanh toán cho đại diện Ban Tổ chức bằng tiền mặt và nhận lại phiếu thu từ phía đại diện Ban Tổ chức.
- Chi tiết các gói tài trợ
- Gói tài trợ Kim cương
Quý tổ chức/ công ty được nhận diện như là Nhà tài trợ độc quyền/ duy nhất của dự án Thư viện Cộng đồng của Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina, nhóm tình nguyện Hope For Tomorrow và CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai với mức tài trợ là 30.000.000 VND và được hưởng độc quyền toàn bộ các Quyền lợi.
- Gói tài trợ tùy chọn
Quyền lợi | Nhà tài trợ Vàng(25.000.000 VND) | Nhà tài trợ Bạc(15.000.000 VND) | Nhà tài trợ Đồng(10.000.000 VND) |
Số lượng Nhà tài trợ tối đa | 1 | 2 | 3 |
Logo xuất hiện trong các ấn phẩm quảng bá Posters, Banner, tờ rơi, …và Bảng hiệu Thư viện | Lớn | Vừa | Nhỏ |
Giới thiệu công ty/ tổ chức trong một mặt tờ rơi | P | ||
Có quyền đóng góp, chỉnh sửa nội dung nhất định của chương trình (dựa vào thỏa thuận giữa hai bên) | P | ||
Được tạo điều kiện thuận lợi nhất để giới thiệu đơn vị tài trợ bên trong và bên ngoài khu vực tổ chức (dựa vào thỏa thuận giữa các bên) | P | P | |
Được phát video giới thiệu về đơn vị mình trong ngày khai trương thư viện | P | P | |
Được toàn quyền đăng bài, thông tin về dự án | P | P | P |
Logo Nhà tài trợ xuất hiện trên Video trailer | P | P | P |
Thông tin về đơn vị tài trợ trên Trang chủ, Facebook của BTC và đặt đường link đến trang web công ty trong thời gian thỏa thuận | P(3 tuần) | P(2 tuần) | P(1 tuần) |
Nhận được Chứng nhận của Ban tổ chức | P | P | P |
Cảm ơn Nhà tài trợ chương trình trên các phương tiện truyền thông online | P | P | P |
Hình ảnh Nhà tài trợ sẽ xuất hiện trên các bài viết xuyên suốt dự án trên trang chủ và Facebook của Ban tổ chức | P | P | P |
Một số quyền lợi khác sẽ dựa trên đề nghị và thỏa thuận giữa các bên. |
- Nhiệm vụ của Nhà tài trợ và Ban Tổ chức
- Nhiệm vụ của Nhà tài trợ:
v Cung cấp băng rôn, video quảng cáo, silde show cho Ban Tổ chức một tuần trước ngày khai mạc Dự án Thư viện Cộng đồng
v Chuẩn bị bài phát biểu
v Chuyển file logo chuẩn của đơn vị tài trợ cho Ban tổ chức chậm nhất là một tuần trước ngày khai mạc Dự án Thư viện Cộng đồng
v Chuyển số tiền tài trợ và hoàn thành hợp đồng đúng theo gói tài trợ đã thỏa thuận chậm nhất là hai tuần trước ngày khai mạc Dự án Thư viện Cộng đồng
- Nhiệm vụ của Ban Tổ chức
v Thực hiện đúng hợp đồng với Nhà tài trợ theo kế hoạch
v Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giới thiệu hoạt động của đơn vị tài trợ bên trong và bên ngoài Thư viện
v Liên tục thông báo tình hình, tiến độ chuẩn bị chương trình với Nhà tài trợ.
G. CÁC THỂ LOẠI SÁCH
1. Sách về truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,…tạo sự thích thú, hấp dẫn,.. kích thích trí tưởng tượng của các em phù hợp với tâm lý thiếu nhi đồng thời giúp các em đúc rút được nững tấm gương, phẩm chất đạo đức tốt vầ có thể cả nghị lực sống tốt hơn: Cây tre trăm đốt, Thánh gióng, Thạch Sanh, Sự tích hoa cúc vàng, truyện cổ tích Andersen, Dế mèn phiêu lưu kí,….
2. Sách về âm nhạc: 50 bài hat hay nhất thê kỷ 20 cho thiếu nhi, sách dạy chơi ghi ta, piano,…
3. Truyện tranh: Đô rê mon, Thần đồng đất Việt,…
4. SGK – Sách tham khảo: Sách giáo khoa Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông trung học…
5. Sách về kiến thức cho thiếu nhi: ví dụ: 1000 câu hỏi vì sao, bộ “Tôi muốn biết” (Công ty Văn hóa Phương Nam mua bản quyền của Anh-6 cuốn), Bách khoa tri thức cho trẻ em,,…
6. Tạp chí – báo: Báo Mực tím, báo Hoa học trò, tạp chí Tiếp thị và gia đình, tạp chí Sức khỏe, tạp chí Khoa học và công nghệ,…
7. Sách Hạt giống tâm hồn: Họ đã sống như thế, hạt giống tâm hồn, vượt lên số phận….
8. Sách tiểu thuyết, thần thoại: Thép đã tôi thế đấy, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cuốn theo chiều gió, Cuộc chiến giữa các vị thần, Gót chân Asin,…
9. Sách học làm người: Đắc nhân tâm,..
10. Sách dạy thủ công: Nghệ thuật gấp giấy Nhật, Nghệ thuật tạo hình bằng bóng, Sách dạy cắt may cơ bản, Sách dạy nấu ăn,…
11. Sách về kinh doanh – làm giàu: Dạy con làm giàu, Bộ Sách Dạy Kinh Doanh Của Trường Harvard – Trọn Bộ 3 Cuốn, Bí quyết thành công,…
12. Sách về lịch sử: Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược, Việt Nam sử lược, 100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới,…
13. Sách về văn hóa: Văn hóa Việt Nam truyền thông-Một góc nhìn, Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam,…
14. Sách về địa lý, địa danh nổi tiếng: Dư địa chí, Danh thắng Việt Nam,…
15. Sách về ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp,…
16. Sách về y học: Giải phẫu, Các bệnh thông thường, Các bài thuốc nam y,…
17. Sách dạy giới tính: Tuổi dậy thì, Mẹ và bé, Vẻ đẹp con người,…
18. Sách về thiên văn học: Truyện kể về các nhà thiên văn học, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao,…
19. Sách về CNTT: Sách dạy tin học văn phòng,…
20. Sách Pháp luật:
H. LIÊN HỆ VỚI BAN TỔ CHỨC.
1. Nhóm tình nguyện Hope For Tomorrow
Đại diện: – Nguyễn Thị Việt Hải – Sáng lập viên
Email: [email protected]
-Nguyễn Minh Nguyệt – Trưởng nhóm tại Hà Nội
Email: [email protected] Website:vi.hope-for-tomorrow.de/
2. Trung tâm hỗ trợ người yếu thế HFVina
Đại diện: Phạm Quang Khoát – Giám đốc Trung tâm
Địa chỉ: Số 107/C – Ngõ 51 Lương Khánh Thiện – Hoàng Mai – Hà Nội
SĐT: 097 386 7486 Email: [email protected]
Website: csdphfvina.org
3. CLB Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai
Đại diện: Nguyễn Thị Thu Trang – Phó chủ nhiệm
Email: [email protected]
Địa chỉ: Nhà B – Khu đô thị Đền Lừ – Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai – Hà Nội.
4. Công ty CP Sách Truyền Thống Hà Nội
Đại diện: Phạm Văn Tây – Tổng giám đốc
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tựu Liệt – Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội.
Speak Your Mind